-
Thiết kế Profile công ty đẹp và ấn tượng?
Thiết kế profile công ty đẹp và ấn tượng chính là một trong những bước đi quan trọng trong việc ...
-
Doanh nghiệp nhỏ có cần thiết kế Profile chuyên nghiệp
Có người hỏi chúng tôi một doanh nghiệp nhỏ có cần phải thiết kế profile chuyên nghiệp. Xin trả ...
-
Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?
Làm thế nào để sáng tác ra câu slogan hay, phù hợp với doanh nghiệp của mình đó quả là câu hỏi hóc ...
-
Thiết kế website thu hút khách hàng
Hầu hết các công ty tham gia kinh doanh đều có website nhưng để thiết kế website thu hút khách hàng ...
-
Lịch tết giá rẻ liệu có thật sự rẻ
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam cuối năm chính là việc gia đình sum họp, bạn bè, anh em, bà ...
NHỮNG BÀI HỌC TỪ CHIẾN LƯỢC KHỞI NGHIỆP CỦA VIETJET AIR
Qua câu chuyện khởi nghiệp của hãng máy bay Vietjet sẽ cho ta những bài học về chiến lượng kinh doanh, sự bứt phá thành công đến vậy
Nhớ vào những năm 2007 một vài tờ báo đưa tin về việc một hãng hàng không mới sắp được thành lập. Hồi đó nhiều người đã lo lắng rằng liệu nó sẽ trụ được bao lâu khi sân chơi này vốn không công bằng. Mãi đến gần 4 năm ( năm 2011) sau khi người ta gần như đã quên sự kiện đó thì hãng này bắt đầu mới có chuyến bay đầu tiên. Người ta vẫn còn bán tín bán nghi về việc nó có nổi một chỗ đứng hay không.
Những năm tiếp theo mỗi năm là một sự kiện đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của doanh nghiệp này. Cột mốc quan trọng nhất đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của Vietjet trở thành hãng hàng không có thị phần lớn nhất Việt Nam với miếng bánh 46% vào năm 2019.
Nhiều người nói rằng Vietjet được hậu thuẫn từ ông lớn nào đó, người khác cho rằng họ gặp thời vào đúng thời kỳ kinh tế VN phục hồi manh, hay một vài lý giải khác ít tính tích cực... Thiên hạ vốn vẫn thế thích lý giải thành công của người khác bằng sự may rủi, họ đâu biết Sau tất cả những thành quả đó là những nước đi hết sức táo bạo của bà Thảo và ban lãnh đạo Vietjet.
Với việc lựa chọn phân khúc giá rẻ, Vietjet nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng nhạy cảm với giá, họ là những người trẻ thích di chuyển, những người có mức thu nhập trung bình và một nhóm đối tượng chiếm tới 30% lượng khách mà Vietjet phục vụ là những người mới đi máy bay lần đầu - đây là nhóm dịch chuyển từ các phương tiện truyền thống khác như: Xe khách, tàu qua.
Tham gia vào lĩnh vực giá rẻ, quản trị chi phí thật hiệu quả và tối ưu khả năng sinh lợi của tài sản là điều tiên quyết. Tất cả điều này chỉ hiệu quả khi: khấu hao, chi phí nhiên liệu, chi phí hoạt động ở mức thấp nhất trong khi hệ số lấp đầy ( số hành khách/ số ghế / một chyến bay ) phải ở mức tốt nhất có thể và để đạt được đồng bộ những điều này cần tới đội ngũ chuyên gia kinh tế và quản trị doanh nghiệp xuất sắc. Về phần này ít ai biết bà Hà Chủ tịch HĐQT từng là Phó cục trưởng cục hàng không Việt Nam, bà Thảo TGĐ là tiến sỹ kinh tế, viện sĩ tại viện hàn lâm thông tấn Liên Bang Nga.
Với viêc hạ thấp chi phí khấu hao thay vì việc mua sắm lượng lớn máy bay Vietjet áp dụng mô hình bán tái thuê ( bán tàu bay và thuê lại để khai thác). Điều này giúp Vietjet giảm lượng lớn vốn đầy tư ban đầu, hạ thấp chi phí giá vốn do chi phí khấu hao thấp. Trong năm 2019 trong khi chi phí khấu hao của Việt Nam Airline là 7 ngàn tỷ thì chi phí này của Vietjet chỉ 142 tỷ. Nhờ khấu khao thấp nên biên lợi nhuận gộp của Vietjet dao động từ 13%_14%; của HVN là 10%-12%.
Do đổ tiền vào tài sản cố định thấp nên suất sinh lời của tài sản Vietjet cũng cao gấp 4 lần đối thủ, Đồng thời làm giảm rủi ro hoạt động kinh doanh rất nhiều khi mức doanh thu hoà vốn chỉ bằng Vietjet năm 2019 khoảng 23 ngàn tỷ, còn của hvn khoảng 90 ngàn tỷ, tức thấp gần 4 lần. Điều này cũng giải thích quý 1 2020 VJC lỗ gần 1 ngàn tỷ, riêng Hvn lỗ hơn 2,5 ngàn tỷ
Vietjet là một trong những hãng máy bay có hệ số lấp đầy thuộc nhóm cao nhất thế giới. Để đạt được kỳ tích đó Bên cạnh những chiến lược kinh doanh rất linh hoạt thì BLĐ Vietjet luôn chịu chi để xây dựng hình ảnh và tên tuổi Vietjet trở thành một thương hiệu mạnh tầm cỡ Quốc tế để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.
Những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, chưa có tiền lệ giúp hình ảnh và tên tuổi Vietjet dần ăn sâu vào hiểu biết và thay thế vị trí độc tôn của VietNam Airline trong tâm trí khách hàng.
Cùng với sự đầu tự vào quảng cáo và truyền thông thương hiệu, với bộ nhận diện thương hiệu mang đến sự trẻ trung và năng động cùng đội ngũ tiếp nhân viên tài năng, sở hữu ngoại hình đẹp, thiết kế logo Vietjet Air bắt mắt, ghi dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng. Hướng tới khách hàng là những người có thu nhập trung bình, trẻ trung và năng động nên mẫu thiết kế logo Vietjet cũng rất ấn tượng, với màu đỏ và vàng nổi bật và sôi nổi. Vietjet đã định vị thương hiệu của họ rất rõ ràng là hãng hàng an toàn, giá rẻ, phục vụ cho số lượng khách hàng lớn những người thích du lịch hoặc người tham gia đi máy bay lần đầu khác hẳn với một hình ảnh thương hiệu lịch lãm của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines lấy màu xanh thẫm chủ đạo thể hiện sự chững chạc, lịch thiệp của mình.
Dựa trên việc chọn đúng đối tượng mục tiêu của mình mà thiết kế logo thương hiệu Vietjet cũng sử dụng font chữ thiết kế mang nét hiện đại và phá cáchmang lại điểm nhấn cho đặc trưng của bộ nhận diện thương hiệu như sự vui tươi, sáng tạo và luôn là nguồn cảm hứng bất tận với người xung quanh. Toàn bộ thiết kế logo Vietjet sử dụng gam màu đỏ chủ đạo chính, kết hợp chấm phá sắc vàng tươi mới.
Năm 2013 một sự kiện Vietjet tổ chức đón hành khách thứ 3tr. Năm đó thị phần Vietjet cũng tăng lên mức: 20,2%; đến năm 2015 một sự kiện tương tự được tổ chức để đón hành khách 10tr. Vậy là chỉ sau 2 năm đã có thêm 7tr khách hàng lựa chọn Vietjet
Vietjet là một trong số ít những doanh nghiệp VN dám chịu chơi để lấy số, năm 2016 họ chi đậm cho sự kiện hành trình 5 năm cất cánh với đêm nhạc gồm những ban nhạc hàng đầu thế giớ như Micheal Learn To Rock, Wonder Girls... Năm đó Vietjet đã đón hành khách thứ 19tr.
Trong năm 2020 để tiếp tục theo đuổi các chiến lược tăng trưởng với mục tiêu giữ vững vị thế số 1 thị phần nội địa và là hãng hàng không được yêu thích trong khu vực.
- Phát triển thị trường ra một số nước trong khu vực bằng việc mở rộng các đường bay quốc tế và nhượng quyền. Với tầm nhìn là hãng hàng không giá rẻ đa quốc gia. Hãng đang nỗ lực vươn ra thế giới bằng việc liên tục mở đường bay mới.
- Tăng thị phần trong nước khi tiếp tục mở rộng một số đường bay nội địa, giữ vúng vị thế dẫn đầu.
- Phát triển nhiều dịch vụ mới: Dịch vụ vận tải hàng không và dịch vụ phụ trợ trên máy bay nhằm khai thác tối đa giá trị một khách hàng trên mỗi chuyến bay.
- Hội nhập suôi chiều bằng việc hợp tác đầu tư khai thác các cảng hàng không. Điều này giúp Vietjet hoàn thiện chuối giá trị và có thể giúp Vietjet cải thiện biên lợi nhuận.
Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều doanh nghiệp bay cao, vươn xa như Vietjet thậm chí với tốc độ nhanh hơn nhưng sự trước mắt sự thành công của Vietjet là bài học cho rất nhiều doanh nghiệp muốn phát triển.
Theo (Vit tri ki)
- 8 loại thương hiệu (và cách sử dụng chúng)
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ: TRÁNH LỖI KHI THIẾT KẾ BROCHURE?
- THIẾT KẾ TỜ RƠI ĐỂ TIẾP THỊ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN HIỆU QUẢ
- Cách bán lẻ bằng Facebook
- Sử dụng logo hình bàn tay
- Những mẫu logo chữ L đẹp cho bạn tham khảo
- Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Tiếp thị Nội dung
- 5 bước cơ bản để xây dựng chiến lược tiếp thị
- Cách để định vị thương hiệu thành công
- Các bài đăng trên blog và cách sử dụng chúng
- Cách giới thiệu một thiết kế logo cho khách hàng
- 21 mẫu logo màu xanh lá nổi tiếng
- Tham khảo 30 mẫu logo của tổ chức phi chính phủ và từ thiện
- 6 ý tưởng đổi mới thiết kế brochure