-
Thiết kế Profile công ty đẹp và ấn tượng?
Thiết kế profile công ty đẹp và ấn tượng chính là một trong những bước đi quan trọng trong việc ...
-
Doanh nghiệp nhỏ có cần thiết kế Profile chuyên nghiệp
Có người hỏi chúng tôi một doanh nghiệp nhỏ có cần phải thiết kế profile chuyên nghiệp. Xin trả ...
-
Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?
Làm thế nào để sáng tác ra câu slogan hay, phù hợp với doanh nghiệp của mình đó quả là câu hỏi hóc ...
-
Thiết kế website thu hút khách hàng
Hầu hết các công ty tham gia kinh doanh đều có website nhưng để thiết kế website thu hút khách hàng ...
-
Lịch tết giá rẻ liệu có thật sự rẻ
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam cuối năm chính là việc gia đình sum họp, bạn bè, anh em, bà ...
Phân biệt Branding và Marketing
Branding và Marketing là hai phạm trù riêng biệt nhưng không phải ai cũng biết mà có những hiểu lầm vậy, branding và marketing là gì?
1. Giải thích thuật ngữ Branding và Marketing
Thuật ngữ Branding (hay xây dựng thương hiệu) nói một cách đơn giản là để phân biệt công ty A với công ty B cho dù họ cùng kinh doanh chung ngành nghề sản phẩm thì khách hàng vẫn phân biệt được và không bị nhầm lẫn. Và để làm được như vậy thì bằng các phương pháp khác nhau như đặt tên thương hiệu, thiết kế logo thương hiệu, xây dựng và truyền thông tính cách thương hiệu để tạo bản sắc riêng. Sử dụng kết hợp các yếu tố hình ảnh, ngôn từ, trải nghiệm cảm xúc của khách hàng góp phần tạo nên một bản sắc thương hiệu riêng của bạn.
Marketing (hay còn gọi tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu các mong muốn của khách hàng nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đến với khách hàng. Có thể hiểu marketing là những hành động của bạn thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau khiến khách hàng biết đến công ty, dịch vụ, sản phẩm của bạn và khiến họ mua sản phẩm, dịch vụ đó.
Nếu như marketing là hành động giúp khách hàng yêu thích và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn lần đầu tiên, thì branding sẽ khiến họ nhớ đến và quay trở lại với bạn nhiều lần nữa.
2. Điểm khác biệt giữa branding và marketing
Như phần trên đã mô tả chúng ta đã hiểu rõ được sự khác biệt giữa branding và marketing. Mỗi thuật ngữ tuy nó là riêng biệt nhưng chúng cần có sự bổ trợ mật thiết với nhau trong marketing có sử dụng branding và ngược lại. Sau khi nắm rõ hai thuật ngữ trên, muốn công ty bạn phát triển bền vững thì cần có sự kết hợp nhịp nhàng của không chỉ branding và marketing mà cần nhiều các yếu tố về mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh…
2.1. Thu hút sự chú ý của khách hàng
Cho dù bạn thực hiện việc marketing hay branding cho bất kể ngành kinh doanh nào, lĩnh vực gì thì điều đó cũng tạo cơ hội gây chú ý của khách hàng. Khi bắt đầu có sự chú ý là 1 điều tốt nhưng để phát triển thì đòi hỏi việc marketing liên tục, xây dựng branding (nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp) liên tục có sự lồng ghép các yếu tố này với nhau.
Nói một cách ngắn gọn đơn giản thì ngoài việc bạn chiến lược marketing phù hợp và liên tục để khách hàng hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ của bạn, từ đó tạo lòng tin và nổi bật thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng giúp thương hiệu của bạn dần vượt qua các đối thủ cạnh tranh, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Nếu bạn muốn giữ sự chú ý ở đó, bạn cần phải xây dựng thương hiệu để thúc đẩy mối quan hệ, tạo ra một kết nối lâu dài và giữ họ quay lại với bạn nhiều lần.
2.2. Mục đích của branding và marketing
Mục đích của marketing là tìm tăng doanh số bán hàng, từ đó tạo nhiều lội nhuận cho công ty, nhưng đo không phải tất cả, việc truyền thông marketing còn dựa theo nhu cầu của khách hàng nhằm tìm gia giải pháp giúp khách hàng giải quyết những khó khăn, đưa ra những giá trị mà công ty mong muốn gửi tới khách hàng. Bằng các giải pháp khác nhau từ truyền thống đến online, đồng thời cũng là đẩy mạnh truyền thông branding đến với khách hàng giúp khách hàng nhớ lâu và tìm lại công ty ở những lần sau.
Đối với Branding tuy không mang lại doanh số ngay như marketing nhưng việc xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp về lâu dài lại mang lại hiệu quả to lớn về doanh số, giá cả và thị trường… Những thương hiệu lớn họ bán sản phẩm không phải chỉ dựa trên sản phẩm mà cái họ bán còn là thương hiệu của họ nữa. Vì vậy, việc xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh, thúc đẩy tình cảm thương hiệu tích cực và lòng trung thành của khách hàng.
Mục đích khác nhau của branding và marketing
2.3. Branding đi trước hay marketing đi trước
Có người nói phải làm branding trước mới làm marketing nhưng cũng có người nói phải làm marketing rồi mới làm branding… nó giống như câu hỏi “Gà có trước hay trứng có trước” Để trả lời câu hỏi này thì ta nên đặt vào những tình huống cụ thể, thời điểm, dịch vụ… Đối với nhiều người thì việc đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, thiết kế hồ sơ năng lực, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu xong mới bắt đầu vào làm marketing điều này cũng đúng vì có đầy đủ tên tuổi thì bạn mới định hướng và phát triển truyền thông về nó được chứ. Nhưng không ít người lại có hướng đi khác tạo sự tò mò bằng cách marketing về một sản phẩm dịch vụ ấy trước khi tung ra tên thương hiệu.
2.4. Marketing đến và đi nhưng branding là mãi mãi
Chiến lược marketing có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng sản phẩm, dịch vụ. Nó là tiếp thị doanh nghiệp của bạn là tạm thời và thay đổi theo chiến lược kinh doanh riêng bởi mỗi chiến thuật marketing sẽ có một khởi đầu, giữa và kết thúc rõ ràng.
Nhưng với branding thì khác. Thương hiệu càng lâu đời, càng hiệu quả cao, trừ phi những thương hiệu đã mất uy tín trên thị trường khi kinh doanh sai trái… Việc thay đổi tên thương hiệu sẽ làm cho ta giảm mất đi những giá trị vốn có, và phải mất công xây dựng thương hiệu công ty từ đầu. Chính vì thế nó không dễ bị thay thế.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ được khái niệm và sự khác biệt giữa branding và marketing trong việc xây dựng doanh nghiệp. Để được đội ngũ chuyên gia uy tín của ADOCO giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email: profiledep@gmail.com
- 5 trụ cột thương hiệu là gì?
- Cách viết trang Giới thiệu: Các mẹo hàng đầu cho người mới bắt đầu
- Bạn có nên viết sai chính tả tên công ty? Tên thương hiệu có chủ ý sai chính tả
- Thiết kế logo phẳng là gì? Hướng dẫn ngắn gọn về logo phẳng
- 10 phông chữ Grotesque tốt nhất cho bạn
- Logo thương hiệu công ty xe hơi Hàn Quốc
- Một số mẫu logo đẹp nổi tiếng trên thế giới
- Tên thương hiệu số
- Chọn màu cho thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của bạn
- Thiết kế logo có hình mũi tên
- Hồi tưởng về thiết kế qua nhiều thập kỷ
- Lịch sử logo Mercedes
- Bộ sưu tập bật lửa Cricket cuốn hút
- Lịch sử logo CNN
- Lịch sử và ý nghĩa logo Nestlé