-
Thiết kế Profile công ty đẹp và ấn tượng?
Thiết kế profile công ty đẹp và ấn tượng chính là một trong những bước đi quan trọng trong việc ...
-
Doanh nghiệp nhỏ có cần thiết kế Profile chuyên nghiệp
Có người hỏi chúng tôi một doanh nghiệp nhỏ có cần phải thiết kế profile chuyên nghiệp. Xin trả ...
-
Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?
Làm thế nào để sáng tác ra câu slogan hay, phù hợp với doanh nghiệp của mình đó quả là câu hỏi hóc ...
-
Thiết kế website thu hút khách hàng
Hầu hết các công ty tham gia kinh doanh đều có website nhưng để thiết kế website thu hút khách hàng ...
-
Lịch tết giá rẻ liệu có thật sự rẻ
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam cuối năm chính là việc gia đình sum họp, bạn bè, anh em, bà ...
Cách doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh
Cách doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh đó là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp startup khi tham gia thị trường kinh doanh, sau đây là bài viết những cách cạnh tranh.
Có thể chưa đầy đủ, mong rằng bài viết có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng để cạnh tranh trên thương trường. Mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường cũng có những mặt hạn chế riêng và sức mạnh riêng biệt điều mà các doanh nghiệp nhỏ cần khai thác không phải chạy theo cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn nhiều vốn và nhiều kinh nghiệm, quan trọng chính là doanh nghiệp nhỏ phải hiểu được sức mạnh của chính mình, bằng vũ khí sắc bén và lợi thế “nhỏ” để tiếp cận đối tượng khách hàng và thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua để làm thế mạnh cạnh tranh cho mình.
Cạnh tranh bằng giá
Có lẽ đây là chiến lược dễ nghĩ ra nhất và được nhiều doanh nghiệp nhỏ áp dụng, nhưng bạn có biết rằng cạnh tranh bằng giá cũng chính là bạn đang tự đào hố chôn cho doanh nghiệp của mình (và cũng dễ chết nhất). Bởi nhiều lý do nhưng để có một lợi thế về giá tức là doanh nghiệp của bạn phải có hệ thống bán hàng, dây truyền sản xuất nâng cao, và khả năng quản lý cực chuẩn để giảm tối đa chi phí phát sinh và giảm được giá thành sản xuất. Nhưng điều này cả công ty lớn cũng chưa chắc làm được huống hồ là doanh nghiệp nhỏ chắc chắn bạn không thể làm được. Bạn có thể tự hạ giá lợi nhuận để giảm giá bán ư, nếu vậy bạn lấy tiền đâu để duy trì việc sản xuất và kinh doanh, lấy tiền đâu để tái đầu tư và xây dựng thương hiệu và maketing. Một trong những doanh nghiệp nhỏ cần phải duy trì và phát triển được về lâu về dài thì những yếu tố cần xây dựng thương hiệu, truyền bá sản phẩm và đầu tư vào công ty cần phải mạnh mẽ và liên tục
Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Rất nhiều các công ty khởi nghiệp đang bị vướng vào vấn đề này họ luôn tự hào rằng sản phẩm của công ty rất tốt, chất lượng sản phẩm tuyệt vời, nhưng tại sao vẫn không bán được hàng. Biết rằng sản phẩm dịch vụ tốt là điều mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải cần nhưng đây không phải yếu tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược cạnh tranh khả thi với doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên nếu chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì chưa đủ. Bạn cần phải truyền đạt cho khách hàng thấy rằng đó là sản phẩm tốt và khách hàng phải cảm nhận được điều đó chứ không phải ở bạn. Bạn có thể thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, thiết kế catalogue hay thông qua các kênh truyền thông truyền bá đến khách hàng những lợi ích mà sản phẩm mang lại, tạo sự tin tưởng về chất lượng. Bởi vì sản phẩm của bạn tốt hay không tốt là do khách hàng cảm nhận được. Bạn bán một tô phở với rau sạch cũng chẳng khác gì một tô phở bình thường, nếu khách hàng không biết (và không tin đó là rau sạch). Nâng cao chất lượng chỉ hiệu quả khi bạn truyền đạt được và chứng minh được với khách hàng là sản phẩm của bạn có chất lượng cao hơn. Lưu ý, việc nâng cao chất lượng quá mức sẽ làm giá thành sản phẩm tăng cao một cách đột biến khó lòng được khách hàng chấp nhận.
Nhìn chung, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ là cần thiết. Nhưng doanh nghiệp nhỏ có thể không cần thiết phải "nâng cao chất lượng" hơn nữa. Thay vì thế, hãy dành nguồn lực cho các chiến lược cạnh tranh khác.
Cạnh tranh bằng tiếp cận khách hàng
Khách hàng ngày nay dễ dàng tìm được công ty, cửa hàng để mua sản phẩm dịch vụ, họ có rất nhiều các phương án để lựa chọn cho mình. Các công ty cũng cung cấp sản phẩm dịch vụ tận nơi cho khách hàng. Hoặc khách hàng có thể thông qua bạn bè, facebook hoặc google để tìm kích sản phẩm dịch vụ phù hợp. Điều đó đã làm cho việc kinh doanh của bạn có nhiều kênh để tiếp cận khách hàng hơn. Là một doanh nghiệp nhỏ chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào các kênh truyền thông trên mạnh xã hội này, với hiệu quả và chi phí thấp, tuy nhiên do chi phí thấp mà rất nhiều doanh nghiệp đều thực hiện việc này nên khả năng cạnh tranh cao. Do đó, điều cốt lõi chính là bạn phải truyền thông thương hiệu và cũng là cách bạn xây dựng thương hiệu online thường xuyên để thu hút khách hàng về với mình
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “ Những lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu mạnh”
Ngày nay, marketing online là xu thế tất yếu và phù hợp với doanh nghiệp nhỏ. Vì thế tiếp cận khách hàng có thể mang đến cho doanh nghiệp nhỏ nhiều lợi thế trong cạnh tranh.
Cạnh tranh bằng truyền đạt giá trị đến khách hàng
Nếu có 2 sản phẩm giống hệt nhau liệu khách hàng sẽ chọn sản phẩm rẻ hơn hay họ chọn sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm mà cảm thấy mang lại giá trị cho họ. Khách hàng chỉ chọn những sản phẩm phù hợp với họ chỉ một số ít họ chọn sản phẩm rẻ mà thôi, bởi vì thường người ta nghĩ rằng sản phẩm rẻ là sản phẩm kém chất lượng. Những sản phẩm có thương hiệu sẽ thường được chọn và cách để xây dựng thương hiệu chính là cách mà bạn truyền đạt đến khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng sản phẩm ấy có giá trị thực sự tốt cho khách hàng
Gọi là chiến lược bởi vì để khách hàng hiểu và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ không phải là công việc một sớm, một chiều. Thông qua các bài viết trên trang web của công ty về sản phẩm, thông qua thiết kế logo, thiết kế profile công ty hay bộ nhận diện thương hiệu, thông qua việc truyền thông liên tục trong các sự kiện…Để tạo ra cho mình một lượng khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm dịch vụ của mình. Doanh nghiệp phải kiên trì theo đuổi, kiên trì truyền thông, có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn, (khách hàng mới phải truyền thông như thế nào? Khách hàng sắp mua hàng phải truyền thông như thế nào? Khách hàng đã sử dụng sản phẩm phải truyền thông như thế nào?...). Lựa chọn phương pháp, công cụ truyền thông như thế nào để những gì bạn muốn truyền đạt đi vào lòng khách hàng.
Cạnh tranh trong truyền đạt giá trị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng là chiến lược cạnh tranh bền vững. Vì khi khách hàng đã tin tưởng và sử dụng một sản phẩm, dịch vụ, họ sẽ ít có cơ hội để thử sử dụng sản phẩm khác. Mặt khác, khi một thương hiệu đã có chỗ trong tâm trí khách hàng, một thương hiệu khác muốn chiếm chỗ là không hề đơn giản.
Một sản phẩm có giá trị tương đương, hay thấp hơn một tẹo, vẫn được khách hàng lựa chọn nếu truyền thông tốt hơn. Vì với khách hàng, sản phẩm nào họ biết nhiều hơn và tin tưởng hơn là sản phẩm tốt hơn, và họ chọn mua.
Cạnh tranh trong giữ khách hàng
Giữ khách hàng luôn tốn ít chi phí so với việc phải đi tìm khách hàng mới, trong tâm lý người mua hàng họ luôn muốn quay lại mua sản phẩm, dịch vụ của công ty mà bạn đã cung cấp nếu họ cảm thấy hài lòng. Vì thế, giữ khách hàng là chiến lược cạnh tranh tốt với doanh nghiệp nhỏ. Vì doanh nghiệp nhỏ không cần nhiều khách hàng, vì thế sẽ càng dễ dàng trong việc chăm sóc và giữ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Mỗi doanh nghệp có những cách để giữ khách hàng cũ của mình bằng các cách như có thể giữ khách hàng bằng các chương trình tích lũy điểm, khuyến mãi dành cho khách hàng trung thành như các siêu thị với các thẻ thành viên, hay gọi điện, email chăm sóc khách hàng cũ, thăm hỏi, thiệp sinh nhật… Thay vì chi tiền để quảng cáo tìm khách hàng mới, có thể dùng chi phí đó để thưởng cho khách hàng cũ, khách hàng giới thiệu khách hàng.
Đừng nghĩ khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm là họ đã biết về sản phẩm của bạn. Chưa chắc! Ngay cả khi khách hàng đã cầm sản phẩm trên tay, họ cũng cần được hướng dẫn để khám phá những điều mới mẻ hơn, tuyệt vời hơn.
Đừng quan tâm đến đối thủ
Như đã nói ở trên chúng ta không nên nhìn vào đối thủ để kinh doanh, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của họ, nhưng không đi theo họ, chúng ta cần tìm sự khác biệt. Mỗi một doanh nghiệp có hướng đi khác nhau, có thế mạnh khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ, với số khách hàng hạn chế sẽ luôn tìm được phân khúc khách hàng phù hợp. Vì thế, có thể sẽ tốt hơn khi đừng quá để ý đến đối thủ cạnh tranh. Bạn có nghĩ rằng số lượng khách hàng hạn chế có phải thế mạnh của các doanh nghiệp nhỏ hay không, bạn có thể chăm sóc họ tốt hơn, sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Nhưng nếu số lượng khách hàng quá hạn chế thì chính là điểm yếu mà doanh nghiệp nhỏ gặp phải thì bạn phải tìm cách xây dựng lượng khách hàng tiềm năng thông qua các hội nhóm, quảng cáo và các mạng xã hội….
Chúng ta không nên thấy đối thủ giảm giá thì giảm giá sản phẩm dịch vụ của bạn theo. Thay vì nhìn vào đối thủ, hãy nhìn vào khách hàng. Thay vì tìm hiểu xem đối thủ làm gì, hãy tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn gì? Nếu không bán được sản phẩm, thay vì xem đối thủ có bán giá rẻ hơn không, hãy tìm hiểu tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn.
Làm những thứ bạn làm tốt nhất, luôn hướng về khách hàng, tìm cách đáp ứng nhu cầu khách hàng, tìm cách để mang đến giá trị cho khách hàng ngày một nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ được khách hàng yêu quý và lựa chọn.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ SÁNG TẠO Á ĐÔNG
Chuyên: thiết kế profile (hồ sơ năng lực) công ty – thiết kế logo, thiết kế lịch tết…
VPĐD: Tầng M, An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0902 615 289 -Tel: 08.9885 4351- Fax: 08. 6291 4745- MST: 0313911755
Website: www.profiledep.com - Email: profiledep@gmail.com
- Chiến lược xây dựng thương hiệu tốt
- Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
- Xây dựng cộng đồng thương hiệu
- Thương hiệu thời trang của Đoàn Văn Hậu
- Tìm hiểu về Slogan và tagline
- Tiếp thị thương hiệu qua mùi hương
- 5 kênh quảng bá thương hiệu một cách đầy hiệu quả.
- Phân biệt Branding và Marketing
- Sự ra đời của biểu tượng logo
- Thiết kế logo du lịch Côn Đảo
- 8 kiểu thiết kế đồ họa bạn cần biết
- Những nhà thiết kế logo nổi tiếng phía sau những logo nổi tiếng thế giới.
- ADOCO nhận giải thưởng trong cuộc thi thiết kế logo du lịch huyện Mộc Châu
- TikTok dành cho doanh nghiệp
- Các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học phông chữ