-
Thiết kế Profile công ty đẹp và ấn tượng?
Thiết kế profile công ty đẹp và ấn tượng chính là một trong những bước đi quan trọng trong việc ...
-
Doanh nghiệp nhỏ có cần thiết kế Profile chuyên nghiệp
Có người hỏi chúng tôi một doanh nghiệp nhỏ có cần phải thiết kế profile chuyên nghiệp. Xin trả ...
-
Làm Thế Nào Để Sáng Tác Slogan hay?
Làm thế nào để sáng tác ra câu slogan hay, phù hợp với doanh nghiệp của mình đó quả là câu hỏi hóc ...
-
Thiết kế website thu hút khách hàng
Hầu hết các công ty tham gia kinh doanh đều có website nhưng để thiết kế website thu hút khách hàng ...
-
Lịch tết giá rẻ liệu có thật sự rẻ
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam cuối năm chính là việc gia đình sum họp, bạn bè, anh em, bà ...
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Phân biệt thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu như thế nào cho đúng bởi nhiều người kể cả các doanh nghiệp chưa hiểu đúng về khái niệm này dẫn đến khó khăn trong việc truyền thông xây dựng thương hiệu.
Để phân biệt được rõ trước tiên chúng ta phải hiểu định nghĩa của chúng
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, công ty, cá nhân khác nhau và nó phải là dấu hiệu nhìn thấy được, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Còn thương hiệu là gì?
Thương hiệu là những gì tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng. Thương hiệu chính là sự tin cậy, đôi khi chỉ nghe tên thương hiệu bạn đã biết công ty đó kinh doanh mặt hàng gì, nó có gì nổi trội so với các sản phẩm cùng loại của các thương hiệu khác. Thương hiệu không nhất thiết là những gì bạn có thể thấy được nó có thể bao gồm cả hương vị, cảm xúc, khẩu hiệu, nhạc hiệu chất lượng hàng hóa, chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng, trang trí cửa hàng… Có thể thấy khái niệm thương hiệu sẽ bao quát hơn so với nhãn hiệu.
Nhãn hiệu có nhất thiết là logo thương hiệu?
Như vậy khi phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu, có thể nói nhãn hiệu chỉ là một phần trong một thương hiệu, một thương hiệu sẽ có nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhãn hiệu thường có sự xuất hiện của tên thương hiệu và thiết kế logo của thương hiệu đó. Nhưng để nói rằng trên nhãn hiệu buộc phải có sự xuất hiện của logo thương hiệu thì lại không. Ví dụ như khi ta nói đến thương hiệu apple thì chúng sẽ có rất nhiều các nhãn hiệu khác như máy tính apple, điện thoại, máy tính bảng…Vì mỗi một thương hiệu có quyền đăng ký và kinh doanh sản phẩm thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp đầu đầu tư thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp bao gồm thiết kế logo, thiết kế profile, thiết kế bảng hiệu… quy định về màu sắc, font chữ, kích cỡ để dùng trong các trường hợp khác nhau tạo nên sự đồng bộ nhằm nâng cao tính cạnh tranh khi mà càng ngày sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mà bản chất vai trò của nhãn hiệu là để phân biệt giữa dòng sản phẩm này với dòng sản phẩm khác, không chỉ từ một thương hiệu này với thương hiệu kia mà ngay trong nội bộ của mỗi thương hiệu cũng cần có nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt.
Sức mạnh của thương hiệu tốt
Một thương hiệu tốt mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, nó được coi là tài sản vô giá của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh và mang lại thành công cho thương đó. Với một thương hiệu tốt sản phẩm của bạn dễ dàng chiếm lĩnh được tình cảm của khách hàng giúp ho tự tin lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì một sản phẩm của thương hiệu khác, mặc dù có thể sản phẩm của bạn bán với giá cao hơn, nhưng bạn vẫn có thể bán được nhiều hàng hóa hơn. Thương hiệu mạnh định hình phong cách từ khâu bán hàng, trang trí quầy kệ hay chế độ hậu mãi…Nó còn giúp bạn dễ dàng mở rộng thị trường ngay cả ở những vùng đất mới vượt ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia, giúp bạn có một lượng khách hàng ổn định và dễ dàng hơn khi ra mắt sản phẩm mới. Ví dụ như thương hiệu của Vingroup đã tạo ra sự quan tâm lớn từ công chúng khi ra mắt nhãn hiệu mới VinFast… Một thương hiệu mạnh còn giúp cho công ty mình vững vàng vượt qua những giai đoạn khó khăn của những biến động trên thị trường, khách hàng vẫn thường tin tưởng những sản phẩm có thương hiệu mạnh như thế nói thương hiệu tạo ra lòng trung thành với khách hàng với sản phẩm.
Thương hiệu mạnh cũng tạo ra cho bạn lợi thế về thu hút vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu khi các nhà đầu tư cũng quan tâm đến sức khỏe kinh doanh của công ty bạn. Nó còn là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, khi mà nhận thức về thương hiệu của khách hàng ngày càng cao, những thương hiệu uy tín sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Đó chính là lý do các công ty khi tham gia kinh doanh luôn đặt ra chiến lược để xây dựng thương hiệu hiệu quả. Thương hiệu mạnh còn là tài sản của quốc gia sở hữu khẳng định nền kinh tế trên thế giới lúc đó nó không chỉ là tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ như khi nó đến thương hiệu youtube, google, boing .. thì nghĩ nay đến thương hiệu của Hoa Kỳ.
Bản chất của nhãn hiệu và thương hiệu là gì?
Hiện nay “brand” vẫn được dùng chung cho khái nhiệm nhãn hiệu và thương hiệu trên nhiều tài liệu mà bạn có thể tham khảo trên internet. Nên có sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu khi chúng cùng được dùng bằng từ brand. Nhưng thương hiệu vẫn là “brand” như chúng ta thường biết, còn nhãn hiệu được định nghĩa bằng từ “trademark.”
Vì vai trò chính của nhãn hiệu là để phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm kia, giữa thương hiệu này với thương hiệu nọ ở trên thị trường. Trademark là một từ ngữ thể hiện hình ảnh và vai trò của nhãn hiệu theo đúng nghĩa đen, thay vì “brand” vốn xuất phát từ một từ ngữ ý chỉ nhận thức và trải nghiệm người tiêu dùng.
Dưới góc độ pháp lý và yêu cầu tính liên quan chặt chẽ với pháp luật, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm nhãn hiệu thường xuyên hơn, do nhãn hiệu được quy định cụ thể và có thể đo lường bằng mắt nên chúng có thể bảo hộ được, còn thương hiệu có nhiều phần là khái niệm trừu tượng, góc độ rộng hơn có nhiều phần được coi là cảm tính, nhạc hiệu, sự uy tín, tính chuyên nghiệp.... Ngược lại khi có nhu cầu xây dựng và quảng bá hình ảnh của một doanh nghiệp hay sản phẩm, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm thương hiệu.
Theo quan điểm của các tổ chức pháp luật trong và ngoài nước, chỉ có nhãn hiệu mới nhận được sự bảo hộ của nhà nước thông qua các hoạt động đăng ký, xem xét và cấp văn bằng bảo hộ chính thức. Thương hiệu thì không được bảo hộ và cũng không thể đăng ký bảo hộ, bởi đây là quá trình tạo dựng hình ảnh cũng như nhận thức tích cực nơi người tiêu dùng. Chỉ có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm, đánh giá sản phẩm trên quan điểm khách quan của khách hàng mới là cách minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị của một thương hiệu. Dù vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là một trong những phương án tối ưu giúp bảo vệ hình ảnh và nhận thức thương hiệu hiệu quả.